Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

Nguyên lý hoạt động hệ thống nâng thủy lực - Hydraulic lift table



Bàn nâng thủy lực (Scissor Lift Tables) – là giải pháp vận chuyển hàng hóa trong hầu hết các lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, xe cộ, công nghiệp, dệt may… Với tiêu chí sử dụng đảm bảo sự an toàn, tính bảo mật và hiệu quả.

Bàn nâng thủy lực (Scissor Lift Tables) với thiết kế hiện đại cùng dây chuyển sản xuất theo chuẩn Châu Âu (CE). Cấu tạo của sản phẩm bao gồm thép không gỉ có độ chịu lực cao, thích nghi với mọi loại thời tiết.

Xem thêm bài viết loading dock là gì?

Cấu tạo bàn nâng thủy lực


Bàn nâng thủy lực Hydraulic Lift Table hay Scissor Lift Tables có cấu tạo chắc chắn với sự kết hợp ăn ý giữa các bộ phận chính để hỗ trợ quá trình nâng hạ diễn ra an toàn và hiệu quả. Thông thường, cấu tạo bàn nâng thủy lực thường được thể hiện một cách chi tiết trên bản vẽ. Tùy vào trọng lượng của bàn nâng thủy lực mà những ghi chú kích thước của bản vẽ cũng sẽ khác nhau:

Kết cấu của bàn nâng thủy lực

  • Mặt bàn thủy lực: Được làm bằng thép gân cao cấp, chống trơn trượt, liên kết chắc chắn với khung sườn giúp cho việc nâng hạ hàng hóa trọng lượng lớn một cách dễ dàng. Thường mặt bàn được thiết kế với hình chữ nhật và là mặt phẳng. Phía trên được phủ lớp sơn chống hoen gỉ và bị ăn mòn bởi tạp chất. Ngoài ra, chúng còn có thể được trang bị thêm lan can để mang lại sự an toàn cho người sử dụng.
  • Hệ thống thủy lực: bộ phận không thể thiếu của bàn nâng Hydraulic Lift Table. Chúng được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài gồm hệ thống bơm, van, dây dẫn, xi lanh thủy lực.
  • Khung thủy lực: Đây là bộ phận đảm bảo sự an toàn về cường độ cũng như tính tiện dụng cho các thao tác. Các liên kết trong phần giá đỡ của hệ thống thủy lực phải đảm bảo được tính ổn định cao và các thao tác nâng giúp đảm bảo tính hiệu quả của công suất hoạt động. Giữa khung và cuối khung được kết nối bằng đinh ốc vặn. Khi dịch chuyển mặt bàn nâng lên hạ xuống, các khung của bàn nâng sẽ di chuyển thành hình chữ X một cách nhịp nhàng.
  • Phần đế: bộ phận tạo nên sự vững chắc, nâng đỡ các chi tiết của máy cũng như hàng hóa bên trên. Phần đế được đặt cố định trong hố dock hoặc di chuyển trên hệ thống bánh xe.

Các loại bàn nâng thủy lực phổ biến

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng, Navidock đã mang tới nhiều loại máy nâng thủy lực theo kích thước, chiều cao, tải trọng khác nhau. Điển hình một số thiết bị bàn nâng phổ biến hiện nay:

  • Bàn nâng thủy lực mini.
  • Bàn nâng thủy lực 500kg.
  • Bàn nâng thủy lực 1000kg.
  • Bàn nâng thủy lực 2000kg.
  • Bàn nâng thủy lực 3000kg.

Tùy vào nhu cầu sử dụng của đối tượng khách hàng, quý khách có thể lựa chọn cho mình loại bàn nâng phù hợp. Ngoài ra, Sài Gòn Nam Phát còn sản xuất bàn nâng thủy lực theo thông số yêu cầu của khách hàng.

Tham khảo thêm bài viết cách bảo dưỡng bàn nâng thủy lực bàn nâng thủy lực

Nguyên lý hoạt động bàn nâng thủy lực


Hầu hết khách hàng khi tìm hiểu về bàn nâng thủy lực đều quan tâm đến yếu tố vận hành và cách sử dụng. Bởi đây là yếu tố quyết định phần lớn hiệu quả của bàn nâng nhằm tối ưu chi phí vận hành.

Bàn nâng thủy lực (Hydraulic lift table) thường được lắp đặt cố định trong hố dock đã tạo sẵn. Có nguyên lý hoạt động nâng hạ đơn giản nhờ hệ thống bơm thủy lực thông qua nút bấm điều khiển kết nối với bàn nâng. Khi vận hành, bàn nâng sẽ được nâng lên theo phương thẳng đứng và xếp lại gọn gàng nhờ thiết kế kiểu chân cắt kéo. Thiết bị này do vận hành bằng điện nên nhiều người hay gọi là bàn nâng hàng bằng điện>

Bàn nâng hạ bằng điện tại Navidock có một số bước vận hành đơn giản như:

  • Chuyển hàng hóa nằm gọn trên diện tích mặt sàn của bàn nâng.
  • Nhấn và giữ nút “UP” để mặt sàn nâng lên, đến độ cao mong muốn, thì thả nút ra để dừng. Tiến hành chuyển hàng hóa vào vị trí cần đặt.
  • Nhấn và giữ nút “DN” để mặt sàn hạ xuống, khi sàn đã hạ xuống hết, thì thả nút ra để dừng.

Trong suốt quá trình sử dụng bàn nâng hàng bằng điện, bạn cần lưu ý một số điểm để phát huy tác dụng một cách tối đa:

  • Không nên nâng hạ hàng hóa quá mức khối lượng cho phép khiến mặt bàn nâng bị cong vênh và hỏng động cơ điện.
  • Trục thủy lực nếu làm việc quá công suất trong thời gian dài sẽ dẫn đến hỏng hóc các bánh gioăng làm giảm hiệu quả nâng hạ hàng hóa.
  • Hàng hóa cần được đặt ở giữa mặt bàn nâng. Nếu hàng hóa bị đặt lệch về một phía, tâm áp lực không trùng với tâm tải của mặt bàn khiến quá trình nâng hạ và di chuyển trở nên khó khăn.
  • Không tự ý điều chỉnh các thông số được thiết lập sẵn trên bàn nâng thủy lực.
  • Lau chùi, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên nhằm hạn chế tác động của thời tiết và các tác nhân khác ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét